Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Những đại cảnh chiến trận tốn hàng triệu USD trên phim

Game of Thrones: Battle of the Bastards

nhung-canh-phim-chien-dau-ton-kem-hang-chuc-trieu-usd

Các loạt phim truyền hình thường có kinh phí thấp nên ít ai nghĩ các nhà làm phim có thể tạo ra những trận chiến lớn như trong phim điện ảnh. Tập 9 của Game of Thrones phần sáu - Battle of the Bastards - cho thấy điều ngược lại. Trường đoạn chiến trận chiếm một phần ba thời lượng tập 9 được quay trên một cánh đồng rộng lớn, mô tả cuộc chiến giữa hai đội quân vài nghìn người. Chỉ riêng cảnh này đã mất 25 ngày quay, huy động 600 thành viên trong đoàn và 500 diễn viên quần chúng. Chi phí cho tập này tốn 10 triệu USD, cao nhất trong cả series.

Trong trường đoạn chiến trận có cảnh quay từ phía sau Jon Snow (Kit Harrington) khi anh đứng trước đoàn kỵ sĩ đang lao đến. Cảnh quay này phần nào gợi lại cảnh quay hoành tráng trong The Lord of the Rings, khi Aragon (Viggo Mortensen) một mình lao thẳng vào một binh đoàn orc. Các nhà làm phim của Game of Thrones còn thể hiện việc dàn dựng xuất sắc khi tạo ra một chiến trường hỗn loạn xung quanh Jon Snow với các kiếm thủ liên tục lao về phía anh trong làn mưa tên.

The Revenant

nhung-canh-phim-chien-dau-ton-kem-hang-chuc-trieu-usd-1

Tác phẩm của đạo diễn người Mexico kể câu chuyện có thật về hành trình trở về nhà của thợ săn miền Tây - Hugh Glass. Iñárritu mở đầu bộ phim bằng cuộc chiến giữa những người da đỏ và những thợ săn vùng Tây Bắc nước Mỹ, để mở ra một bầu không khí gay cấn cho phim.

Nhóm của Hugh Glass (Leonardo DiCaprio) sau một cuộc săn thú đã đột ngột bị tấn công bởi nhóm chiến binh của bộ tộc Arikara. Những người thợ săn cùng lúc vừa phải bảo vệ thành quả của mình, vừa phải chiến đấu với những người thổ dân giữa làn mưa tên.

Thay vì dễ dàng hạ gục những thổ dân bằng súng như trong nhiều bộ phim về miền Tây nước Mỹ, những thợ săn bị áp đảo và phải chạy trốn. Iñárritu sử dụng những cú máy dài bám theo nhân vật, nắm bắt những biểu cảm nhỏ nhất của họ, từ sự sợ hãi, tức giận tới đau đớn. Cách quay đậm chất điện ảnh này đã làm tăng tính căng thẳng cho trận chiến mở đầu phim.

The Lord of the Rings: The Two Towers

nhung-canh-phim-chien-dau-ton-kem-hang-chuc-trieu-usd-2

Trận chiến thành Helm’s Deep là tên người hâm mộ đặt cho trận ở pháo đài Hornburg. Đây là chi tiết mang yếu tố quyết định cho bộ phim giả tưởng và thời gian của cảnh này trong phim dài hơn so với trong truyện gốc.

Sức hấp dẫn của trận chiến nằm ở sự không cân xứng giữa hai phe. Theo như số liệu trong bộ tác phẩm mà ba phần phim phỏng theo, phe phòng thủ là đội quân Rohirrim được lãnh đạo bởi Aragon có vỏn vẹn 300 người, còn đội quân quỷ orc của phù thủy Saruman có quân số hơn 10.000. Sự đối đầu ác liệt trong một bộ phim giả tưởng tạo nên cảnh hoành tráng mà khán giả chưa từng thấy trên màn ảnh rộng.

Saving Private Ryan

Trường đoạn trận mạc của Tom Hanks trong "Saving Private Ryan"

Tốn 12 triệu USD và dài 30 phút, cảnh quay quân đội Mỹ đổ bộ lên bãi biển Normady là một trong những trường đoạn thể hiện chân thực nhất sự khốc liệt trên chiến trường. Trong trường đoạn này, đạo diễn Stephen Spielberg không ngại thể hiện những mảng tối nhất của Thế chiến II.

Sử dụng hơn 1.500 diễn viên quần chúng, cảnh phim đặc tả những cái chết trên chiến trường, sự đau đớn và sợ hãi của những người tham chiến cùng những hình ảnh mạnh mẽ như xác người cháy trên bãi cát. Đặc biệt, đạo diễn sử dụng cách cắt nhanh trong quá trình dựng phim, tạo đối lập trong trường đoạn này ở sự tự tin của những người lính khi ở trên tàu với nỗi sợ hãi của họ khi đổ bộ. Tư tưởng anh hùng chủ đạo trong phim cũng được thể hiện ở phần mở đầu, khi nhóm của đại úy Miller một mình xông lên mở đường cho quân đội Mỹ.

Zulu

nhung-canh-phim-chien-dau-ton-kem-hang-chuc-trieu-usd-3

Trận chiến Rorke's Drift là trường đoạn kết thúc phim sử thi ra mắt năm 1964 của đạo diễn Cy Endfield. Trường đoạn tái hiện chiến thật diễn ra năm 1879 ở Nam Phi của đội quân vương quốc Anh. Cuộc chiến thực diễn ra không cân sức giữa 150 binh sĩ Anh và 6.000 chiến binh Zulu. Dù đẩy lùi đối phương trong đợt tấn công đầu tiên, các binh sĩ Anh vẫn phải chịu thất bại khi bị áp đảo quân số trong đợt tấn công lần hai của người Zulu.

Để thực hiện cảnh này, đạo diễn Endfield huy động hơn 2.000 diễn viên quần chúng vào vai các chiến binh Zulu. Dù vài cảnh quay mang cảm giác không giống thật, bộ phim cũng là một bước tiến lớn cho dòng phim chiến tranh sau này, khi tạo được một chiến trường rất đông người mà không cần sử dụng công nghệ CGI.

>> Xem thêm:

Cảnh chiến trận lớn nhất 'Game of Thrones' dùng 160 tấn sỏi

Sự thật sau những cảnh quay hoành tráng của phim Hollywood

Ba Duy

Chụp ảnh gia đình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét