Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Vì sao nhạc Trịnh Công Sơn trở thành bất hủ

Những ca khúc của Trịnh được hát, được yêu, được nhớ vì chúng gắn liền với buồn - vui, sự đẹp đẽ - đau thương của cuộc sống.

Mỗi năm, đến ngày giỗ Trịnh, gia đình, bạn bè, người hâm mộ đều tổ chức các chương trình tưởng nhớ ông. Năm nay, 15 năm nhạc sĩ đi xa, các hoạt động có phần rầm rộ hơn. Mỗi người yêu nhạc Trịnh đều có những lý do riêng để duy trì tình yêu của họ.

Nhà thơ Anh Ngọc là một trong những người "yêu điên cuồng" nhạc Trịnh hơn 40 năm qua. Tình yêu đó bắt đầu từ ngày 30/4/1975, khi ông là phóng viên của báo Quân Đội, nằm trong đoàn quân tiến vào Sài Gòn. "Tôi ra chợ Bến Thành mua cái cassette nhỏ bằng bàn tay, người bán hàng lắp cho tôi cuốn băng phát thử, đó là cuốn Hát cho quê hương Việt Nam số 5 của Khánh Ly hát nhạc Trịnh", nhà thơ kể. Với băng nhạc đó, ông một mình vào doanh trại bỏ không của Sư đoàn thủy quân lục chiến trong thành phố, kê hai cái bàn lại với nhau và cứ thế nằm ngửa bật quạt trần nghe.

"Trong trái tim của tôi có hai nửa, một nửa là con người chung, con người công dân, hướng tới mọi người, nửa còn lại do điều kiện chiến tranh tôi phải đóng kín - đó là con người cá nhân, riêng tư. 30/4, trong cuộc đoàn tụ của cả dân tộc, nhạc Trịnh đấm một cú mở toang cánh cửa đó. Với sự đánh thức của nhạc Trịnh, tôi sống bằng trái tim đầy đủ".

Nhà thơ khẳng định cái riêng tư trong nhạc Trịnh lại chính là cái phổ cập ở mọi con người bình thường chứ không riêng ai. "Nhạc Trịnh viết về thế giới con người, đi qua 'cái' một người đến với mọi người, một thời đến với mọi thời, một nơi nói đến mọi nơi", nhà thơ nói.

Với nhà nghiên cứu, phê bình văn học Chu Văn Sơn, nhạc Trịnh hấp dẫn ông từ tuổi học trò cấp ba, rồi trở thành niềm say mê khi ông là sinh viên Văn khoa và ngày càng sâu đằm theo thời gian. Theo ông, say mê hồi trẻ chỉ là của một người yêu nghệ thuật, mê ca hát, thấy nhạc Trịnh hợp với sở thích của mình. Còn giờ, là kiểu say mê của một người nghiên cứu nghệ thuật. Ông nhận định: "Càng ngày càng nhận thấy rõ các giá trị lớn của di sản Trịnh Công Sơn, một di sản không chỉ là âm nhạc".

vi-sao-nhac-trinh-cong-son-tro-thanh-bat-hu

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời trẻ. Ảnh: tcs-home.org.

Có nhiều giá trị làm nên sự bất hủ của nhạc Trịnh. Nhà thơ Anh Ngọc cắt nghĩa, về khía cạnh lý trí, Trịnh Công Sơn có một cái đầu tràn ngập tư tưởng và có lõi triết học gồm cả minh triết phương Đông, đặc biệt là đạo Phật và minh triết phương Tây. Nhờ trụ trên xương sống triết học nên tác phẩm có tính vĩnh cửu. Về trái tim, Trịnh Công Sơn là người chỉ lắng nghe trái tim mình. "Một trái tim quá yêu thương, đồng cảm với người khác nên trái tim đó cháy sáng lên, như Maxim Gorky từng nói: 'đốt cháy trái tim lên thành trí tuệ'. Trái tim ấy luôn nhìn thấy hai mặt của cuộc đời này. Đẹp và buồn, yêu và đau. Nhạc Trịnh Công Sơn vĩ đại chỗ đó, phản ứng trung thực nhiều bình diện của cuộc sống, có thể gọi đó là tập đại thành về cõi đời này".

Theo Anh Ngọc, với 600 ca khúc trong đó hàng trăm bài được mọi người thuộc và hát, hàng chục bài bất hủ, hoàn toàn có thể làm từ điển ca từ nhạc Trịnh với các trạng huống của con người, từ lúc chưa đẻ đến khi nằm xuống. Với ông, đó là cuốn bách khoa toàn thư về thế giới tinh thần, là tri âm tri kỷ, là thuốc giảm đau lúc buồn nhất. Nhà thơ cho rằng nhạc Trịnh nghe trên sân khấu hay đã đành, nhưng hay không kém là chúng ta tự hát một mình. "Nó chẳng khác gì một người bạn, là bạn của tất cả trái tim, đặc biệt những trái tim đau đớn, mất mát, tuyệt vọng".

Bên cạnh những ca khúc về tình yêu và thân phận, Anh Ngọc nói mảng ca khúc Da vàng lay động những người lính như ông, bởi nó là tiếng khóc dài trước những thân phận trong chiến tranh, của một con người vì quá yêu thương con người, dân tộc mà đau.

Nhà phê bình Chu Văn Sơn cho rằng Trịnh Công Sơn thuộc mẫu nghệ sĩ đa tài, mẫu ba trong một: nhạc sĩ - thi sĩ - họa sĩ. Chu Văn Sơn cắt nghĩa: "Nhạc Trịnh giản dị dễ hát, ca khúc nào của anh Sơn cũng là những giai điệu đầy chân cảm, ca từ nào của anh ấy cũng là một bài thơ, tâm trạng chuyển tải trong ca khúc không chỉ là tâm trạng tình nhân mà còn là trạng thái nhân thế của thời đại. Vì thế nó rất dễ đi vào lòng người. Nhưng, chỉ âm nhạc không thôi, không thể tạo sức sống lớn đến thế. Tôi tán thành ý kiến của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, một tri kỷ đặc biệt của anh Sơn, rằng: có một văn hóa Trịnh Công Sơn. Đúng thế, Trịnh Công Sơn ảnh hưởng đến tâm hồn người Việt như một văn hóa. Người ta thấy trong đó một cách yêu, cách sống, cách ứng xử với quê hương, với đất nước, với chiến tranh, với hòa bình, với thiên nhiên, với lịch sử, với sự sống, với cái chết, với thực tại, với hư vô... Nó làm giàu thêm, đẹp thêm cho lối sống Việt, văn hóa Việt".

Nhà phê bình chia sẻ ông khó có thể kể ra ca khúc nhạc Trịnh yêu thích nhất. "Nhạc Trịnh hay khá đồng đều trên cả hai mảng chính trước đây là tình ca và phản chiến, trên cả ba chủ đề xuyên suốt là thân phận, quê hương và tình yêu. Ca khúc nào cũng được viết giản dị nhưng đều là những giai điệu vút lên từ tâm can máu huyết, nên ca khúc nào cũng là một mảnh hồn Trịnh, một ký thác Trịnh. Nó khiến cho ai đã yêu ông dường như đều phải yêu đủ, yêu trọn. Và thật khó khăn khi phải nói 'không' với ca khúc nào đó".

Có nhiều thế hệ từ Khánh Ly vẫn nối nhau hát nhạc Trịnh Công Sơn.

Trong chương trình diễn ra tối 2/4, nhiều thế hệ hát nhạc Trịnh gồm Khánh Ly, Hồng Nhung, Cẩm Vân - Khắc Triệu, Quang Dũng, ca sĩ nhí Huyền Trân đứng chung sân khấu để tưởng nhớ nhạc sĩ. Sự tiếp nối cho thấy nhạc Trịnh vẫn tiếp tục chảy trong đời sống.

Khánh Ly chia sẻ bà hát nhạc Trịnh Công Sơn chỉ đơn giản vì yêu. "Tôi cũng như cỏ cây ấy, cơn mưa xuống thì nó mọc. Với tôi, nhạc Trịnh như lời an ủi, chia sẻ trong đời sống của mình. Tôi mong mỏi mọi người cũng như tôi, tìm thấy mình trong những ca khúc đó. Ông ấy không viết riêng cho ai đâu, ông ấy viết cho chúng ta. 'Em cứ hồn nhiên rồi em sẽ bình minh', đó là lời ông ấy nhắn nhủ tất cả chúng ta đấy".

Nữ danh ca khẳng định từ lúc bắt đầu cho đến hiện tại, không có điều gì làm cho bà chán mà nghĩ đến việc thôi hát Trịnh Công Sơn. "Tôi sẽ hát cho tới khi không hát được nữa".

vi-sao-nhac-trinh-cong-son-tro-thanh-bat-hu-1

Khánh Ly và Hồng Nhung sẽ đứng chung sân khấu hát nhạc Trịnh.

Hồng Nhung chia sẻ cô yêu thích nhạc Trịnh từ khi mới là thiếu nhi. Cô biết ơn khi được trưởng thành cùng âm nhạc và con người nhạc sĩ nên mong muốn dành tình cảm, sự thăng hoa để thể hiện âm nhạc đó đến mọi người. Với Hồng Nhung, Trịnh Công Sơn là người thầy, người bạn mà cô may mắn được gắn bó trong 10 năm cuối cuộc đời nhạc sĩ. Hồng Nhung nói: "Trịnh Công Sơn dặn khi ra đường thấy ai vẫy tay với mình thì hãy vẫy tay lại, hãy dành lòng tốt cho cuộc đời bởi không biết ngày sau có còn gặp nhau không. Đời sống nỗi buồn nhiều hơn và âm nhạc của anh cũng có điều đó nhưng nó lại luôn hướng tới niềm vui, những điều đẹp đẽ. Lúc nào anh cũng cổ vũ mọi người hãy yêu nhau đi".

Theo nữ ca sĩ, nhạc Trịnh Công Sơn gắn liền với đời sống người yêu nhạc ông nên mới có chuyện ngày xưa sinh viên đại học có trò xem bói bằng nhạc Trịnh. Với cô, mỗi thời đoạn cuộc sống khác nhau lại thấy phù hợp những bài hát khác nhau. "Hiện nay tôi cảm thấy yêu đời, biết ơn đời sống dành cho mình rất nhiều trong cả sự nghiệp âm nhạc và cuộc sống gia đình nên thích những bài hát viết về người mẹ hay hướng tới điều tốt trong mỗi ngày sống như Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Mưa hồng...". Hồng Nhung tiết lộ đó là những ca khúc cô vẫn hát thầm mỗi ngày. 

Hồng Nhung tin rằng âm nhạc Trịnh Công Sơn sẽ không thành lịch sử mà tiếp tục đi cùng các thế hệ Việt Nam. Cô nhìn thấy tình yêu không đổi ở khán giả, từ thời Trịnh Công Sơn còn trẻ vác guitar gỗ đi các trường đại học cùng Khánh Ly hay giờ đây ở trường đại học thời đại internet, nhạc Trịnh vẫn vang lên như vậy.

Người nghe thì có nhiều lựa chọn. Với nhiều người, chỉ Khánh Ly mới làm nên nhạc Trịnh. Nhà thơ Anh Ngọc gọi mối quan hệ giữa nhạc sĩ họ Trịnh và nữ danh ca là "mối lương duyên có một không ai của âm nhạc Việt Nam". Ngoài Hồng Nhung, Quang Dũng được đánh giá thể hiện tốt một số bài, với nhà thơ Anh Ngọc, người có thể hát nhạc Trịnh hay thứ hai sau Khánh Ly chính là Trịnh Công Sơn.

Với nhà phê bình Chu Văn Sơn, ông thừa nhận Khánh Ly là "ca sĩ lớn, thậm chí là ca sĩ vô song về hát nhạc Trịnh" nhưng ông cũng khá cởi mở để đón nhận những ca sĩ sau này như Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam, Tùng Dương hay Giang Trang... làm mới nhạc Trịnh Công Sơn. Theo ông, đây cũng chính là điều nhạc sĩ họ Trịnh khi còn sống mong muốn. "Mỗi ca sĩ ấy đem lại, hay đúng hơn, là tô đậm cho nhạc Trịnh ở một vẻ đẹp nào đó. Vì thế mà nhạc Trịnh được sống với nhiều bình diện, thậm chí nhiều đời sống. Tôi lấy ví dụ, thể hiện vẻ đẹp của trải nghiệm trong nhạc Trịnh, thì khó ai qua được Khánh Ly, vẻ đẹp sang trọng khó ai bì được Mỹ Linh, vẻ đẹp tươi tắn khó ai bằng Trịnh Vĩnh Trinh, Hồng Nhung, vẻ đẹp mê mị khó ai sánh được Tùng Dương, Thanh Lam, còn vẻ đẹp an nhiên thì các anh tài khác có thể phải nhường Giang Trang...".

Trong cuộc trò chuyện về nhạc Trịnh, nhà thơ Anh Ngọc nhắc tới câu nói của Trịnh Công Sơn, đại ý con người ta hãy sống làm sao để "khi sống thì đầy ắp sự có mặt, còn khi mất đi thì đầy ắp sự vắng mặt". Trịnh Công Sơn đã làm được điều đó. Sự hiện diện của ông không phải bằng thể xác mà trong nỗi nhớ của hàng triệu người yêu nhạc Trịnh, trong ngày hôm nay - 1/4.

Anh Sa

Let's block ads! (Why?)

Trịnh Công Sơn và đám cưới không thành với cô gái Nhật

Cuộc tình của Trịnh Công Sơn với người con gái Nhật Michiko Yoshii là mối tình đẹp nhưng kết cục buồn, vấn vương như những bản tình ca bất hủ của cố nhạc sĩ tài hoa.

Ngày 1/4/2001, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam - rời cõi tạm về với vĩnh hằng. 15 năm qua, những ca khúc của ông vẫn vang vọng khắp nơi, vẫn là dòng suối tinh thần tắm tưới tâm hồn bao thế hệ người Việt yêu nhạc Trịnh.

Trong gia tài âm nhạc, Trịnh Công Sơn đã để lại những khúc tình ca bất hủ. Những bản nhạc tình ấy có lúc trong trẻo, hồn nhiên, tinh khôi như đóa quỳnh mãi ngát hương trong vườn yêu, cũng nhiều lúc chỉ là nỗi buồn thương, mất mát, dở dang, "từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ". Trong cuộc tình riêng đời mình, cố nhạc sĩ đã đôi lần ngấp nghé trước ngưỡng cửa hôn nhân nhưng mãi mãi không bao giờ bước qua. Có những bóng hồng, những người đi qua cuộc đời Trịnh Công Sơn và họ đọng lại trong những ca khúc, bài thơ, bức họa của ông như những nỗi buồn thuần khiết.

trinh-cong-son-va-dam-cuoi-khong-thanh-voi-co-gai-nhat

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh tư liệu.

Michiko Yoshii - người con gái Nhật thông minh, tài năng và trong sáng là một câu chuyện tình buồn, thuần khiết như vậy của Trịnh Công Sơn. Vượt qua những rào cản về biên giới, ngôn ngữ, văn hóa, nàng đã đến với cuộc đời ông như một người tình tri kỷ. Những tưởng mối quan hệ ấy sẽ là một lương duyên, nhưng rốt cuộc vẫn không thành, để chỉ mãi là mối tình đẹp nhẹ nhàng.

Vào khoảng năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, Michiko Yoshii - lúc này là sinh viên đại học tại Paris (Pháp) - đã bén duyên với Việt Nam vì yêu văn hóa, ngôn ngữ và con người của đất nước này. Một trong những tình yêu lớn nhất ở cô gái Nhật thời ấy là tình cảm sâu nặng dành cho nhạc Trịnh Công Sơn. Michiko yêu nhạc Trịnh đến nỗi, lúc đó, dù đã có bằng cao học về văn hóa Nhật Bản, cô vẫn tiếp tục theo đuổi đề tài cao học nghiên cứu về âm nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn.

Để gần được hơn với nhạc Trịnh, Michiko không chỉ nhiều lần từ Pháp điện thoại về Việt Nam trò chuyện với Trịnh Công Sơn, cô còn đến Việt Nam để gặp gỡ trực tiếp người nhạc sĩ mình ngưỡng mộ. Luận án cao học và âm nhạc là cầu nối cho cuộc tình nhẹ nhàng của họ.

Dù không nhớ chính xác khoảng thời điểm nào cuộc tình ấy ngày càng trở nên sâu đậm, các thành viên trong gia đình cố nhạc sĩ đến nay vẫn còn nhớ như in cảm giác cả nhà náo nức khi biết tin hai người chuẩn bị làm đám cưới.

Ba người em gái của Trịnh Công Sơn lúc này đang ở Canada gồm ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, chị Diệu và chị Tâm háo hức đi sắm đồ cưới cho anh trai. Họ chọn bộ vest thật đẹp cho anh, xấp vải tốt gửi về Việt Nam cho mẹ may áo dài. Còn ở nhà, người mẹ yêu quý của Trịnh Công Sơn rất vui. Bà tất bật sắm sửa, chuẩn bị lễ nghi cưới theo phong tục Việt Nam. Nhẫn cưới cũng được chuẩn bị chu đáo chỉ chờ ngày để tân lang và tân nương trao nhau.

Lúc đó, Michiko cho biết do ba mẹ của cô đã rất già không thể sang Việt Nam nên muốn nhờ ông bà đại sứ người Nhật tại Việt Nam thay thế cha mẹ, đại diện nhà gái trong ngày hai bên gặp gỡ nhau. Theo phong tục cưới của người Nhật, ông bà đại sứ phải ngồi để Trịnh Công Sơn và Michiko quỳ gối xuống lạy tạ. Trịnh Công Sơn không đồng ý điều này với lý do người mẹ sinh ra ông nhưng cả đời ông còn chưa quỳ xuống lạy bao giờ thì không lẽ nào ông lại quỳ gối trước ông bà đại sứ Nhật.

"Tôi cũng không rõ là mọi chuyện kết thúc như thế nào, vì lúc đó tôi đang ở Canada. Nhưng khi nghe tin nhà báo sang đám cưới bị hủy, mọi người đều buồn lắm. Cũng có thể còn nhiều lý do nào đó, nhưng bản tính anh Sơn và cả chị Michiko đều kín đáo, sâu sắc và tế nhị nên chuyện cũng ít được nói ra. Qua sự cảm nhận và góc nhìn của tôi, tôi nghĩ anh Sơn lúc đó rất xúc động với việc một cô gái nước ngoài lại am hiểu và yêu nhạc anh đến thế. Anh rất ấn tượng khi Michiko thuộc hàng trăm ca khúc của mình. Tôi nhớ khoảng năm 1992, tôi và anh Sơn cùng anh Nguyễn Quang Sáng được mời sang Pháp và có dự một chương trình. Đó là lần tôi được thấy Michiko - một người con gái Nhật mảnh mai, duyên dáng. Chị ôm đàn guitar và hát rất nhiều bài nhạc Trịnh một cách say sưa, đầy tình cảm khiến cho mọi người xúc động", ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh kể.

Cuộc tình ngoài đời của cả hai dở dang trước ngưỡng cửa hôn nhân nhưng âm nhạc mãi luôn là sợi dây gắn kết hai tâm hồn đồng điệu. Tháng 7/1991, tại Paris, Michiko Yoshii đã bảo vệ thành công luận án cao học về ảnh hưởng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn trong xã hội Việt Nam thời chiến tranh. Luận án này được giám khảo của Đại học Paris VII xếp loại tối ưu. Và người con gái Nhật mảnh dẻ ấy vẫn luôn để lại ấn tượng với mọi người với hình ảnh cây đàn guitar hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn với đôi mắt phảng phất nét buồn.

Sau ngày Trịnh Công Sơn mất, Michiko Yoshii vẫn thường về thắp hương cho ông. Còn với một người tài hoa, bản tính thâm trầm, kín đáo như Trịnh Công Sơn, ông gửi nỗi niềm của mình vào tác phẩm. Trịnh Công Sơn có sáng tác bài hát  tặng riêng cho Michiko. Nhạc phẩm này chưa từng bao giờ được công bố, hiện vẫn nằm ở tủ kính riêng của gia đình trong số những ca khúc, thơ sáng tác tiếng Pháp và tiếng Việt chưa công bố của cố nhạc sĩ.

trinh-cong-son-va-dam-cuoi-khong-thanh-voi-co-gai-nhat-1

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bên em gái út Trịnh Vĩnh Trinh.

Ngày 31/3, giữa phút tất bật chuẩn bị 15 năm ngày giỗ Trịnh Công Sơn, Trịnh Vĩnh Trinh dành phút lắng đọng nhớ về anh trai cả yêu kính.

Một trong những ký ức các chị em gái trong gia đình thường nhắc về Trịnh Công Sơn là tiếng cốc cốc nhẹ của ông trước cửa phòng các em lúc giữa khuya. Trịnh Công Sơn dáng người ốm yếu mảnh khảnh vì thế tiếng bước chân, tiếng cốc cửa của ông cũng rất nhẹ nhàng. Mỗi lần ông lên tiếng hỏi "Các em ngủ chưa", các cô em gái - dù lúc này đều buồn ngủ, vì thương anh vẫn tíu tít "Dạ chưa, lúc nãy vừa ngồi nói chuyện, mới tắt đèn định ngủ thôi ạ". Những lúc như thế, ông sẽ nhỏ nhẹ mời người em gái nào đó của mình xuống dưới nhà làm mẫu cho ông vẽ chân dung. Và những buổi khuya, dưới ánh đèn, chỉ có tiếng cọ sột soạt trên mặt vải, dáng người gầy gò của ông in trên giá vẽ.

"Tất cả anh em tôi đều sợ và xót xa lắm khi thấy anh mình bị cô đơn. Không biết làm gì để cho anh vui. Thường buổi trưa, bạn bè đến với anh khá đông, khi đó thì đỡ hơn. Nhưng khoảng đêm, nhất là lúc 2-3h sáng, lúc mà mọi người đang say giấc nhất, tôi đoán, có lẽ cũng là khoảng thời gian sự cô đơn xâm chiếm anh nhất. Có lần 3h sáng, anh vẫn điện thoại cho nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Một lúc sau, anh Sáng đã đi xe máy sang nhà để cùng trò chuyện với anh. Anh Sơn là người rất tế nhị, anh không bao giờ làm phiền người khác và chỉ gọi đến bạn bè thân những khi anh cần họ nhất", Trịnh Vĩnh Trinh kể.

>> Xem thêm:

Ba lần gặp gỡ đặc biệt với Trịnh Công Sơn của Khánh Ly

Trịnh Vĩnh Trinh: 'Anh Sơn luôn muốn nối tròn một vòng Việt Nam'

Kyo York song ca Thành Lộc trong đêm nhạc Trịnh

Thoại Hà

Let's block ads! (Why?)

Nhan sắc 'Cô dâu 8 tuổi' qua thời gian

Let's block ads! (Why?)

Liên tiếp sau đó, tên Avika Gor xuất hiện trong hàng loạt dự án lớn như "Morning Walk", "Paathshala", "Tezz", "Uyyala Jampala", "Care of Footpath" 2… và nhiều show truyền hình đình đám như  "India's Got Talent", "Kitchen Champion", "Jhalak Dikhhla Jaa". Trong đó, đáng chú ý nhất là chương trình giải trí nổi tiếng "Comedy Nights with Kapil".

Vẻ đẹp vượt thời gian của những tín đồ thời trang tuổi từ 70-90

Thứ sáu, 1/4/2016 | 10:23 GMT+7

Thứ sáu, 1/4/2016 | 10:23 GMT+7

Phong cách sành điệu của các biểu tượng ở tuổi "xưa nay hiếm" như Iris Apfel, Rita Moreno hay Karl Lagerfeld… chứng minh thời trang nằm ngoài giới hạn của tuổi tác.

Ở tuổi 94, bà Iris Apfel trở thành biểu tượng thời trang nhiều tuổi nhất thế giới với phong cách đa dạng không theo quy chuẩn nào. Năm 2005, 80 bộ trang phục của Iris Apfel được Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Mỹ) chọn triển lãm. Cách phối đồ Haute Couture với phụ kiện mua tại các phiên chợ trời của bà khiến tín đồ thời trang Mỹ ấn tượng. Phong cách này truyền cảm hứng cho nhiều fashionista trên thế giới. Iris Apfel hiện vẫn miệt mài với đam mê ăn mặc, liên tục dự các tuần thời trang và trở thành khách mời hàng ghế đầu của nhiều nhà mốt như Rick Owens, Dries Van Noten, Christian Dior...

Rita Moreno là nữ diễn viên, ca sĩ người Puerto Rico sinh năm 1931. Không chỉ được mệnh danh là huyền thoại sống khi giành giải thưởng danh giá ở nhiều lĩnh vực như Oscar với điện ảnh, Emmy với truyền hình, Grammy với âm nhạc và giải Tony với nhạc kịch, bà còn làm nức lòng giới thời trang bởi phong cách trẻ trung, phóng khoáng dù đã ngoài 80 tuổi. Ở tuổi 82 năm 2014, bà cắt tóc pixie cá tính, diện áo khoác nạm đinh và váy thêu hoa chấm gót khi nhận giải "Thành tựu trọn đời" từ Hiệp hội Diễn viên Mỹ.

Carmen Dell'Orefice năm nay 85 tuổi, là người mẫu huyền thoại của Mỹ với gần 70 năm làm nghề và nổi tiếng có gu ăn mặc sành điệu. Trang phục yêu thích của Carmen Dell'Orefice thường có màu trung tính và kiểu dáng trẻ trung. Mái tóc bạch kim được bà uốn xoăn hoặc búi gọn gàng. Bà thường chọn trang sức ngọc trai hoặc đá quý to bản để hoàn thiện phong cách.

Sinh năm 1928, Daphne Selfe là một trong những siêu mẫu kỳ cựu của làng mốt thế giới. Bà được các thương hiệu săn đón bởi vẻ ngoài quý phái bất chấp thời gian. Không chỉ tạo dấu ấn khi trình diễn trên sàn catwalk hay trong các bộ ảnh quảng cáo, Daphne Selfe được yêu thích bởi phong cách dạo phố phóng khoáng với mốt thể thao hoặc trang phục rực rỡ.

Vợ danh ca quá cố John Lemon - Yoko Ono - năm nay 83 tuổi và được coi là biểu tượng phong cách quốc tế. Hình ảnh bà đặc trưng bởi mái tóc ngắn, mũ phớt, áo khoác và kính mắt màu đen. Diện cả cây đen là kiểu mặc gắn bó với Yoko Ono trong nhiều năm, như cách tưởng nhớ cái chết bất ngờ của người chồng tài danh.

Bước sang tuổi 70, nữ diễn viên từng đoạt giải Oscars Helen Mirren vẫn giành thiện cảm từ công chúng bởi vóc dáng cân đối, gu mặc thời thượng dù trên thảm đỏ hay cuộc sống đời thường. Bà không ngại mặc màu nổi hoặc mốt xuyên thấu để thể hiện phong cách. Bên cạnh đó, bà khéo kết hợp phụ kiện như trang sức, giày, túi xách, khăn quàng để tạo nét trẻ trung cho mình.

Linda Rodin năm nay 67 tuổi, được coi là "nàng thơ" lâu năm của ngành thời trang thế giới. Không chỉ xuất hiện trong các bộ hình tạp chí hay tham gia nhiều dự án quảng cáo của nhà mốt lớn, Linda Rodin còn được yêu thích bởi phong cách biến hóa ngoài đời. Vẻ ngoài sành điệu của bà mỗi lần xuất hiện với trang phục unisex, cặp kính gọng tròn hay váy áo điệu đà, rực rỡ đều được đón nhận. Bên cạnh đó, bà còn được tán thưởng bởi giữ được vóc dáng trẻ trung, thanh thoát ở tuổi U70.

Nghệ sĩ Nhật Bản Yayoi Kusama sinh năm 1929, được mệnh danh là "nữ hoàng chấm bi". Người phụ nữ này đưa họa tiết chấm bi vào mọi không gian nghệ thuật và từng cố vấn cho nhiều nhà mốt, trong đó có Louis Vuitton. Phong cách đặc trưng của bà là mái tóc mái bằng màu đỏ và trang phục in họa tiết chấm bi theo nhiều kiểu xếp đặt hoặc màu sắc khác nhau.

Giám đốc sáng tạo của nhà mốt Chanel sinh năm 1933 tại Hamburg (Đức). Không chỉ là tác giả của những sàn diễn có một không hai và nhiều bộ sưu tập thời trang cao cấp, Karl Lagerfeld còn được coi là biểu tượng của phong cách. Ông tạo dấu ấn với mái tóc bạc trắng buộc đuôi ngựa, kính đen, cà vạt, găng tay hở ngón và thắt lưng kim loại bản lớn. Trang phục của ông thường chỉ có hai màu đen trắng với phong cách lịch lãm pha lẫn bụi bặm.

Trương Song Lợi, 62 tuổi, làm nghề diễn viên và là một trong những tín đồ thời trang được yêu thích nhất tại Trung Quốc. Phong cách dạo phố đa dạng và hợp xu hướng khiến Trương Song Lợi được mời xuất hiện trên các tạp chí danh tiếng cùng các tuần thời trang. Nam diễn viên không ngại thử nghiệm nhiều phong cách mới, trẻ trung. Ông từng nói: "Không nên nghĩ mình già. Phải tự tin thì mới làm chủ được bản thân, làm chủ được phong cách".

  • http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/thoi-trang/lang-mot/nguoi-mau-my-tiet-lo-hau-truong-chup-anh-ao-tam-3379015.html
  • http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/thoi-trang/lang-mot/bi-quyet-phoi-phu-kien-he-dang-cap-3378197.html

Let's block ads! (Why?)

Nhạc Trịnh và sức sống của âm nhạc viết về con người

Những ca khúc của Trịnh Công Sơn được hát, được yêu, được nhớ vì chúng gắn liền với buồn - vui, sự đẹp đẽ - đau thương của cuộc sống.

Mỗi năm, đến ngày giỗ Trịnh, gia đình, bạn bè, người hâm mộ đều tổ chức các chương trình tưởng nhớ ông. Năm nay, 15 năm nhạc sĩ đi xa, các hoạt động có phần rầm rộ hơn. Mỗi người yêu nhạc Trịnh đều có những lý do riêng để duy trì tình yêu của họ.

Nhà thơ Anh Ngọc là một trong những người "yêu điên cuồng" nhạc Trịnh hơn 40 năm qua. Tình yêu đó bắt đầu từ ngày 30/4/1975, khi ông là phóng viên của báo Quân Đội, nằm trong đoàn quân tiến vào Sài Gòn. "Tôi ra chợ Bến Thành mua cái cassette nhỏ bằng bàn tay, người bán hàng lắp cho tôi cuốn băng phát thử, đó là cuốn Hát cho quê hương Việt Nam số 5 của Khánh Ly hát nhạc Trịnh", nhà thơ kể. Với băng nhạc đó, ông một mình vào doanh trại bỏ không của Sư đoàn thủy quân lục chiến trong thành phố, kê hai cái bàn lại với nhau và cứ thế nằm ngửa bật quạt trần nghe.

"Trong trái tim của tôi có hai nửa, một nửa là con người chung, con người công dân, hướng tới mọi người, nửa còn lại do điều kiện chiến tranh tôi phải đóng kín - đó là con người cá nhân, riêng tư. 30/4, trong cuộc đoàn tụ của cả dân tộc, nhạc Trịnh đấm một cú mở toang cánh cửa đó. Với sự đánh thức của nhạc Trịnh, tôi sống bằng trái tim đầy đủ".

Nhà thơ khẳng định cái riêng tư trong nhạc Trịnh lại chính là cái phổ cập ở mọi con người bình thường chứ không riêng ai. "Nhạc Trịnh viết về thế giới con người, đi qua 'cái' một người đến với mọi người, một thời đến với mọi thời, một nơi nói đến mọi nơi", nhà thơ nói.

Với nhà nghiên cứu, phê bình văn học Chu Văn Sơn, nhạc Trịnh hấp dẫn ông từ tuổi học trò cấp ba, rồi trở thành niềm say mê khi ông là sinh viên Văn khoa và ngày càng sâu đằm theo thời gian. Theo ông, say mê hồi trẻ chỉ là của một người yêu nghệ thuật, mê ca hát, thấy nhạc Trịnh hợp với sở thích của mình. Còn giờ, là kiểu say mê của một người nghiên cứu nghệ thuật. Ông nhận định: "Càng ngày càng nhận thấy rõ các giá trị lớn của di sản Trịnh Công Sơn, một di sản không chỉ là âm nhạc".

nhac-trinh-va-suc-song-cua-am-nhac-viet-ve-con-nguoi

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thời trẻ. Ảnh: tcs-home.org.

Có nhiều giá trị làm nên sự bất hủ của nhạc Trịnh. Nhà thơ Anh Ngọc cắt nghĩa, về khía cạnh lý trí, Trịnh Công Sơn có một cái đầu tràn ngập tư tưởng và có lõi triết học gồm cả minh triết phương Đông, đặc biệt là đạo Phật và minh triết phương Tây. Nhờ trụ trên xương sống triết học nên tác phẩm có tính vĩnh cửu. Về trái tim, Trịnh Công Sơn là người chỉ lắng nghe trái tim mình. "Một trái tim quá yêu thương, đồng cảm với người khác nên trái tim đó cháy sáng lên, như Maxim Gorky từng nói: 'đốt cháy trái tim lên thành trí tuệ'. Trái tim ấy luôn nhìn thấy hai mặt của cuộc đời này. Đẹp và buồn, yêu và đau. Nhạc Trịnh Công Sơn vĩ đại chỗ đó, phản ứng trung thực nhiều bình diện của cuộc sống, có thể gọi đó là tập đại thành về cõi đời này".

Theo Anh Ngọc, với 600 ca khúc trong đó hàng trăm bài được mọi người thuộc và hát, hàng chục bài bất hủ, hoàn toàn có thể làm từ điển ca từ nhạc Trịnh với các trạng huống của con người, từ lúc chưa đẻ đến khi nằm xuống. Với ông, đó là cuốn bách khoa toàn thư về thế giới tinh thần, là tri âm tri kỷ, là thuốc giảm đau lúc buồn nhất. Nhà thơ cho rằng nhạc Trịnh nghe trên sân khấu hay đã đành, nhưng hay không kém là chúng ta tự hát một mình. "Nó chẳng khác gì một người bạn, là bạn của tất cả trái tim, đặc biệt những trái tim đau đớn, mất mát, tuyệt vọng".

Bên cạnh những ca khúc về tình yêu và thân phận, Anh Ngọc nói mảng ca khúc Da vàng lay động những người lính như ông, bởi nó là tiếng khóc dài trước những thân phận trong chiến tranh, của một con người quá yêu thương con người, dân tộc mà đau.

Nhà phê bình Chu Văn Sơn cho rằng Trịnh Công Sơn thuộc mẫu nghệ sĩ đa tài, mẫu ba trong một: nhạc sĩ - thi sĩ - họa sĩ. Chu Văn Sơn cắt nghĩa: "Nhạc Trịnh giản dị dễ hát, ca khúc nào của anh Sơn cũng là những giai điệu đầy chân cảm, ca từ nào của anh ấy cũng là một bài thơ, tâm trạng chuyển tải trong ca khúc không chỉ là tâm trạng tình nhân mà còn là trạng thái nhân thế của thời đại. Vì thế nó rất dễ đi vào lòng người. Nhưng, chỉ âm nhạc không thôi, không thể tạo sức sống lớn đến thế. Tôi tán thành ý kiến của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, một tri kỷ đặc biệt của anh Sơn, rằng: có một văn hóa Trịnh Công Sơn. Đúng thế, Trịnh Công Sơn ảnh hưởng đến tâm hồn người Việt như một văn hóa. Người ta thấy trong đó một cách yêu, cách sống, cách ứng xử với quê hương, với đất nước, với chiến tranh, với hòa bình, với thiên nhiên, với lịch sử, với sự sống, với cái chết, với thực tại, với hư vô... Nó làm giàu thêm, đẹp thêm cho lối sống Việt, văn hóa Việt".

Nhà phê bình chia sẻ ông khó có thể kể ra ca khúc nhạc Trịnh yêu thích nhất. "Nhạc Trịnh hay khá đồng đều trên cả hai mảng chính trước đây là tình ca và phản chiến, trên cả ba chủ đề xuyên suốt là thân phận, quê hương và tình yêu. Ca khúc nào cũng được viết giản dị nhưng đều là những giai điệu vút lên từ tâm can máu huyết, nên ca khúc nào cũng là một mảnh hồn Trịnh, một ký thác Trịnh. Nó khiến cho ai đã yêu ông dường như đều phải yêu đủ, yêu trọn. Và thật khó khăn khi phải nói 'không' với ca khúc nào đó".

Có nhiều thế hệ từ Khánh Ly vẫn nối nhau hát nhạc Trịnh Công Sơn.

Trong chương trình diễn ra tối 2/4, nhiều thế hệ hát nhạc Trịnh gồm Khánh Ly, Hồng Nhung, Cẩm Vân - Khắc Triệu, Quang Dũng, ca sĩ nhí Huyền Trần đứng chung sân khấu để tưởng nhớ nhạc sĩ. Sự tiếp nối cho thấy nhạc Trịnh vẫn tiếp tục chảy trong đời sống.

Khánh Ly chia sẻ bà hát nhạc Trịnh Công Sơn chỉ đơn giản vì yêu. "Tôi cũng như cỏ cây ấy, cơn mưa xuống thì nó mọc. Với tôi, nhạc Trịnh như lời an ủi, chia sẻ trong đời sống của mình. Tôi mong mỏi mọi người cũng như tôi, tìm thấy mình trong những ca khúc đó. Ông ấy không viết riêng cho ai đâu, ông ấy viết cho chúng ta. 'Em cứ hồn nhiên rồi em sẽ bình minh', đó là lời ông ấy nhắn nhủ tất cả chúng ta đấy".

Nữ danh ca khẳng định từ lúc bắt đầu cho đến hiện tại, không có điều gì làm cho bà chán mà nghĩ đến việc thôi hát Trịnh Công Sơn. "Tôi sẽ hát cho tới khi không hát được nữa".

nhac-trinh-va-suc-song-cua-am-nhac-viet-ve-con-nguoi-1

Khánh Ly và Hồng Nhung sẽ đứng chung sân khấu hát nhạc Trịnh.

Hồng Nhung chia sẻ cô yêu thích nhạc Trịnh từ khi mới là thiếu nhi. Cô biết ơn khi được trưởng thành cùng âm nhạc và con người nhạc sĩ nên mong muốn dành tình cảm, sự thăng hoa để thể hiện âm nhạc đó đến mọi người. Với Hồng Nhung, Trịnh Công Sơn là người thầy, người bạn mà cô may mắn được gắn bó trong 10 năm cuối cuộc đời nhạc sĩ. Hồng Nhung nói: "Trịnh Công Sơn dặn khi ra đường thấy ai vẫy tay với mình thì hãy vẫy tay lại, hãy dành lòng tốt cho cuộc đời bởi không biết ngày sau có còn gặp nhau không. Đời sống nỗi buồn nhiều hơn và âm nhạc của anh cũng có điều đó nhưng nó lại luôn hướng tới niềm vui, những điều đẹp đẽ. Lúc nào anh cũng cổ vũ mọi người hãy yêu nhau đi".

Theo nữ ca sĩ, nhạc Trịnh Công Sơn gắn liền với đời sống người yêu nhạc ông nên mới có chuyện ngày xưa sinh viên đại học có trò xem bói bằng nhạc Trịnh. Với cô, mỗi thời đoạn cuộc sống khác nhau lại thấy phù hợp những bài hát khác nhau. "Hiện nay tôi cảm thấy yêu đời, biết ơn đời sống dành cho mình rất nhiều trong cả sự nghiệp âm nhạc và cuộc sống gia đình nên thích những bài hát viết về người mẹ hay hướng tới điều tốt trong mỗi ngày sống như Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Mưa hồng...". Hồng Nhung tiết lộ đó là những ca khúc cô vẫn hát thầm mỗi ngày. 

Hồng Nhung tin rằng âm nhạc Trịnh Công Sơn sẽ không thành lịch sử mà tiếp tục đi cùng các thế hệ Việt Nam. Cô nhìn thấy tình yêu không đổi ở khán giả, từ thời Trịnh Công Sơn còn trẻ vác guitar gỗ đi các trường đại học cùng Khánh Ly hay giờ đây ở trường đại học thời đại internet, nhạc Trịnh vẫn vang lên như vậy.

Người nghe thì có nhiều lựa chọn. Với nhiều người, chỉ Khánh Ly mới làm nên nhạc Trịnh. Nhà thơ Anh Ngọc gọi mối quan hệ giữa nhạc sĩ họ Trịnh và nữ danh ca là "mối lương duyên có một không ai của âm nhạc Việt Nam". Ngoài Hồng Nhung, Quang Dũng được đánh giá thể hiện tốt một số bài, với nhà thơ Anh Ngọc, người có thể hát nhạc Trịnh hay thứ hai sau Khánh Ly chính là Trịnh Công Sơn.

Với nhà phê bình Chu Văn Sơn, ông thừa nhận Khánh Ly là "ca sĩ lớn, thậm chí là ca sĩ vô song về hát nhạc Trịnh" nhưng ông cũng khá cởi mở để đón nhận những ca sĩ sau này như Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam, Tùng Dương hay Giang Trang... làm mới nhạc Trịnh Công Sơn. Theo ông, đây cũng chính là điều nhạc sĩ họ Trịnh khi còn sống mong muốn. "Mỗi ca sĩ ấy đem lại, hay đúng hơn, là tô đậm cho nhạc Trịnh ở một vẻ đẹp nào đó. Vì thế mà nhạc Trịnh được sống với nhiều bình diện, thậm chí nhiều đời sống. Tôi lấy ví dụ, thể hiện vẻ đẹp của trải nghiệm trong nhạc Trịnh, thì khó ai qua được Khánh Ly, vẻ đẹp sang trọng khó ai bì được Mỹ Linh, vẻ đẹp tươi tắn khó ai bằng Trịnh Vĩnh Trinh, Hồng Nhung, vẻ đẹp mê mị khó ai sánh được Tùng Dương, Thanh Lam, còn vẻ đẹp an nhiên thì các anh tài khác có thể phải nhường Giang Trang...".

Trong cuộc trò chuyện về nhạc Trịnh, nhà thơ Anh Ngọc nhắc tới câu nói của Trịnh Công Sơn, đại ý con người ta hãy sống làm sao để "khi sống thì đầy ắp sự có mặt, còn khi mất đi thì đầy ắp sự vắng mặt". Trịnh Công Sơn đã làm được điều đó. Sự hiện diện của ông không phải bằng thể xác mà trong nỗi nhớ của hàng triệu người yêu nhạc Trịnh, trong ngày hôm nay - 1/4.

Anh Sa

Let's block ads! (Why?)

Fan xếp đầy hoa ở khách sạn Trương Quốc Vinh tự tử

Người hâm mộ ở Trung Quốc, Singapore, Malaysia... tưởng nhớ nam diễn viên nhân ngày mất của anh.

Ngày 1/4/2003, Trương Quốc Vinh nhảy từ tầng 24 khách sạn Mandarin Oriental Hong Kong tự tử vì bệnh trầm cảm. 13 năm qua đi, nhiều người hâm mộ vẫn thương nhớ diễn viên - ca sĩ tài năng. Từ hôm 31/3, hoa đã xếp đầy khu vực khách sạn nơi Quốc Vinh tìm đến cái chết.

fan-xep-day-hoa-o-khach-san-truong-quoc-vinh-tu-tu

Hoa xếp ở khách sạn nơi Trương Quốc Vinh tự tử từ ngày 31/3.

Đằng Đình, một fan đến từ Hạ Môn, cho biết sau khi Trương Quốc Vinh qua đời, cô mới có nhiều cơ hội tiếp cận với các tác phẩm của anh, do trước kia ở nông thôn, điều kiện còn khó khăn. Cô thích nhất phim Bá vương biệt cơ mà tài tử đóng chính. Đây là lần đầu cô đến Hong Kong tham gia các hoạt động của fan tưởng nhớ Trương Quốc Vinh. "Vừa xuống tàu, nơi đầu tiên tôi đến là căn nhà trước kia anh ấy sống", Đằng Đình nói.

Jason, một fan nam người Hong Kong, cho biết anh còn nhớ như in cảm giác khi tin Trương Quốc Vinh tự tử lan ra cách đây 13 năm. Dù đã qua đời, Trương Quốc Vinh vẫn là ca sĩ mà anh yêu thích nhất.

fan-xep-day-hoa-o-khach-san-truong-quoc-vinh-tu-tu-1

Châu Huệ Mẫn đăng ảnh tưởng nhớ Trương Quốc Vinh.

Nhiều nghệ sĩ gốc Hoa cũng thể hiện lòng yêu mến với Trương Quốc Vinh. Châu Huệ Mẫn đăng trên trang cá nhân những bức ảnh chụp chung với tài tử và viết "Nhớ anh, Leslie". Cổ Cự Cơ thì tham gia một chương trình ca nhạc do quản lý cũ của Quốc Vinh tổ chức.

Nhà sản xuất kiêm diễn viên Hướng Hoa Cường chia sẻ trên Weibo: "Lớn hơn anh tám tuổi, tôi vẫn gọi anh là Ca ca... Không ai có thể thay thế anh, sau này cũng không ai thay thế được".

>> Xem thêm:

Ba bóng hồng và người đàn ông trong đời Trương Quốc Vinh
Sự ra đi bí ẩn của những huyền thoại châu Á

Nghinh Xuân

Let's block ads! (Why?)

NSND Thu Hiền: 'Tôi là người cổ'

Nghệ sĩ của những khúc hát âm hưởng dân ca ngọt ngào tự nhận mình xưa cũ, với lối sống không ồn ào, tác phong bộ đội, ăn mặc chỉ cốt sao giản đơn, tiện lợi.

NSND Thu Hiền sống ở TP HCM cùng gia đình nhưng hàng tháng đều ra Hà Nội đi diễn. Mỗi lần về Hà Nội, cô nghỉ tại căn hộ thuộc diện nhà công vụ được Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam cấp cho trong khu Văn công Mai Dịch, Cầu Giấy. Nơi đây như thế giới nhỏ của NSND Thu Hiền. Bên ngoài có bộ bàn ghế gọn gàng tiếp khách, chỗ nấu ăn với cái nồi cơm điện nhỏ, một số bát đũa trên giá, bên trong là phòng ngủ có một chiếc giường và những vật dụng đơn giản, đặc biệt treo hai bức hình NSND Thu Hiền thời trẻ khi cô mới 15, 16 tuổi.

Nghệ sĩ nói mỗi lần trở về đây cô được sống với bạn bè trong giới nghệ thuật và sống cuộc sống của riêng mình. Lúc này, không còn là NSND Thu Hiền, không sân khấu, không khán giả, thậm chí không cả những lo toan gia đình thường nhật. "Ở trong kia có chồng, có con nhưng tôi sống ngoài này quen rồi. Tôi cứ thích ra ngoài này để tìm lại cái gì xưa của mình, mặc dù chỉ có một mình thôi. Hình như cái tuổi này người ta thích hoài niệm", NSND Thu Hiền chia sẻ.

Vậy là, hàng tháng, cô dành một quỹ thời gian để làm hết mọi thứ cần làm cho gia đình, rồi lại "khăn gói" ra Hà Nội.

nsnd-thu-hien-toi-la-nguoi-co

NSND Thu Hiền ở tuổi 64. Ảnh: Di Ca.

Gặp cô ngoài đời, trong chiếc áo màu bộ đội và quần đen giản dị, NSND Thu Hiền như cô thanh niên xung phong với nụ cười còn trẻ trung, tươi tắn và phong cách rất lính.

NSND Thu Hiền tự nhận mình là người cổ. Chiếc điện thoại nắp trượt đời cũ chỉ để nhắn tin và nghe gọi, những công việc cần giải quyết qua mail thì có con gái hoặc cháu lo. "Con gái tôi cứ bảo mẹ không chịu cập nhật thông tin, công nghệ gì cả. Tôi bảo thông tin thời sự thì mẹ xem tivi rồi, mẹ đọc đời tư, tâm sự trên báo làm gì cho phức tạp ra, mẹ đã là người hay nghĩ rồi. Tôi thế mà hay buồn lắm". Cô cũng không thích dùng mạng xã hội để rồi lên đó chia sẻ chuyện này chuyện kia. Ở tuổi 64, nghệ sĩ Thu Hiền thừa nhận phụ nữ ai cũng có nỗi khổ mà đã là nỗi khổ thì chẳng ai giống ai.

Cô cũng nhận mình là "quê một cục" khi chưa đi tắm biển bao giờ, không thích đi du lịch dù có lần bị các con bắt đi cùng. Rời mỗi buổi diễn, nghệ sĩ thường về nhà thay vì đi ăn uống đùa vui cùng mọi người. "Những cái đó không hợp với mình. Tôi thích sống lặng lẽ, làm và nghe những gì mình thích".

Không thuộc về tất cả hào nhoáng, ồn ào, diêm dúa của đời sống bên ngoài. Vậy nghệ sĩ Thu Hiền thuộc về đâu? 

"Là âm nhạc". NSND Thu Hiền cho biết cô theo con đường nghệ thuật từ năm 10 tuổi và vào chiến trường đi hát khi mới 15, 16 tuổi. Ban đầu nghệ sĩ là diễn viên sân khấu, cũng từng nhận một huy chương vàng nhưng nhận thấy việc ca hát nổi trội hơn nên theo nghiệp hát. Đúng 55 năm trong nghề, hát hàng trăm ca khúc, thứ làm nên tên tuổi của cô là những ca khúc âm hưởng dân gian ngọt ngào, đặc biệt là những ca khúc miền Trung. Quê cha Phú Thọ, sinh ở Thái Bình, lớn lên ở Hà Nội nhưng sống chủ yếu ở miền Trung trong những năm tháng chiến tranh, NSND Thu Hiền nói "khoai lúa của miền Trung nuôi mình, cho nên cứ hay nặng lòng là thế".

Nghệ sĩ chia sẻ với cô những ca khúc âm hưởng dân ca miền Trung, Nam bộ đã ngấm vào trong máu. "Âm nhạc dân gian là nguồn mạch âm ỉ trong mỗi con người, ngày xưa mà bây giờ cũng thế. Dân ca thường đi vào lòng người, bởi văn hóa mỗi vùng miền chính là câu ca, tiếng hát. Vì sao câu ca xứ Nghệ hát lên nghe đau lòng, dân ca quan họ lanh lảnh, vui tươi, còn những khúc dân ca miền núi lại cao vút. Hát dân ca phải nắm được hơi thở, cuộc sống, cách phát âm của vùng miền đó".

Âm nhạc - mà chỉ có thể là những giai điệu dân ca, trữ tình, cách mạng - là cuộc sống của Thu Hiền. Cô gần như giãy nảy khi được hỏi liệu có thể hát những dòng nhạc khác. "Có chọn lại tôi vẫn chọn như thế thôi. Không thể liều mình, mỗi bông hoa màu sắc có thể giống nhau nhưng mùi hương phải riêng biệt".

nsnd-thu-hien-toi-la-nguoi-co-1

Nghệ sĩ Thu Hiền khi 15 tuổi (ảnh phải) và 16 tuổi (ảnh trái). Ảnh: NVCC.

Thời gian đi diễn với NSND Thu Hiền giờ đây không còn nhiều như trước. Cô chỉ chọn lọc những chương trình hợp với tính cách bản thân và không khiến cô cảm thấy quá căng thẳng. Nhưng có một thói quen không thể bỏ của cô đó là dành các buổi chiều ngồi nghe đĩa nhạc của chính mình và các ca sĩ trẻ. "Nghe các ca sĩ trẻ để mình không bị cũ, xem giới trẻ bây giờ hát dòng nhạc của mình thế nào, xem mình có cần sửa gì không, bởi đôi khi mình sẽ đi theo lối mòn cổ nếu không biết lắng nghe cả cách hát lẫn cách phối khí của các bạn ấy". Cô cũng tự hào khi những học trò mình chỉ dạy đều trở thành những nghệ sĩ có giải thưởng uy tín và chỗ đứng trong nghề.

Từng đi qua chiến tranh, nằm ở chiến trường ác liệt, từng dùng tiếng hát thay cho thuốc gây mê để mổ cho bộ đội bị thương, từng cõng đồng đội chết trên lưng, nghệ sĩ Thu Hiền thấu tận nhiều điều trong cuộc sống. Với cô, cuộc sống cũng có nhiều lúc buồn nhưng sau đó cô đều tự hát "thôi đành ru lòng mình vậy" để bước qua nó.

NSND Thu Hiền chia sẻ: "Cuộc sống dù có như thế nào tôi vẫn bằng lòng. Bây giờ không bằng lòng thì mình tự làm khổ mình thôi. Tôi thường nhường nhịn, kể cả gia đình, bạn bè, mình chấp nhận mọi thứ, cái gì cho qua được thì cho qua bởi không còn quỹ thời gian nhiều để giận hờn nữa, mà cái gì giận quá thì tôi im lặng. Mình có sức khỏe, thế là tốt rồi, cứ cố sống sao cho tử tế".

Anh Sa

Let's block ads! (Why?)